Tin tức

Tủ điện là gì? Các loại tủ điện công nghiệp

Bạn đang thắc mắc tủ điện là gì. Liệu thiết bị này có bao nhiêu loại để lựa chọn phù hợp cho điều kiện lắp đặt trong công nghiệp và dân dụng. Bến Thành sẽ lần lượt đưa ra câu trả lời để bạn hiểu rõ hơn về dòng thiết bị này qua bài viết sau.

Tủ điện là gì
 

Đây là một thuật ngữ bao gồm các loại vỏ bảo vệ cho các bộ phận, linh kiện thiết bị điện cho hệ thống điện trong công nghiệp hoặc dân dụng. Trong đó, có loại tủ điện được hiểu là tủ có thể lắp đặt trong nhà hay ngoài trời, kích thước tủ cũng có thể thiết kế nhỏ hay lớn, khác với hộp nối thì có kích thước nhỏ, di chuyển linh hoạt hơn.

Tủ điện thường đóng vai trò bảo vệ hữu ích đối với mọi hệ thống quản lý điện. Chúng thường sẽ chứa hệ thống điều khiển điện khẩn cấp hay hệ thống chuyển mạch. Tùy vào vị trí lắp đặt tủ khác nhau mà nó có thể có thêm các chức năng khác nhau.

Vai trò của tủ điện
 

Tủ điện đảm nhận vai trò như lớp vỏ chắc chắn, độc lập với các thành phần thiết bị hệ thống điện ở bên trong.

  • Tủ giúp bảo vệ các linh kiện, thiết bị điện khỏi sự tác động của lửa, nước, bụi bẩn...

  • Tủ điện còn là phần vỏ có khả năng cách nhiệt đối với các hệ thống điện điều khiển.

  • Bảo mật hệ thống điện khỏi các sự xâm phạm không được phép.

  • Giúp người vận hành có thể tiếp cận đến những bộ phận quan trọng trong hệ thống điện.
     

Trên thực tế, tủ điện sẽ giúp chứa các dụng cụ hay thiết bị điện từ và bảo vệ chúng khỏi những tiếp xúc không chủ ý của các chất gây ô nhiễm hay của tình trạng nhiễu sóng. Thường thì tủ điện sẽ được dùng nhiều trong việc bảo vệ các mạch điện nhạy cảm, có tính quan trọng khỏi các yếu tố gây hại từ môi trường. Từ đó, có thể đảm bảo tính ổn định khi hoạt động cũng như tuổi thọ của thiết bị, mạch điện. Bởi thực tế, nếu không có tủ điện làm tấm chắn thì các thiết bị, linh kiện điện bên trong dễ bị nhiễu điện từ hoặc xuất hiện tình trạng EMI gây nên các sự cố điện nguy hiểm.

Tủ điện được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau. Dù là ở trong nhà máy, trong các cơ sở thương mại thì thiết bị này cũng rất phổ biến. Tuy nhiên, khi lựa chọn cần đảm bảo xem xét đến khả năng đáp ứng được yêu cầu cũng như vị trí cần sử dụng của tủ điện.

Các loại tủ điện trong công nghiệp và dân dụng
 

Hiện nay, trong hệ thống điện công nghiệp và dân dụng sẽ có nhiều loại tủ điện khác nhau. Có thể kể đến như:

  • Tủ điện phân phối (MSB, DB)

  • Tủ điện chuyển nguồn ATS, tủ tụ bù

  • Tủ điện điều khiển (bơm, quạt, chiếu sáng…)

  • Tủ điện chữa cháy

  • Tủ điện hộp nối

  • Tủ điện tạm thi công công 

  • Tủ rack

Thường thì chất liệu chính được chọn để làm tủ trong công nghiệp là tủ điện sơn tĩnh điện hoặc tủ điện inox tuỳ thuộc vào đặc điểm môi trường lắp đặt yêu cầu. Tủ điện có kích thước lớn thường được sử dụng để giúp người vận hành điều khiển và can thiệp vào hệ thống điện.

Hiện nay, thiết kế hệ thống thiết bị nằm trong tủ điện công nghiệp và dân dụng thường gồm: cầu dao điện có tính năng ngắt bằng tay hay tự động. Ngoài ra, thiết bị trong tủ điện còn có thể chứa: màn hình, công tắc ngắt nguồn điện và công tắc chuyển nguồn, thiết bị tự động hoá, phụ kiện tủ điện…

Phân loại tủ điện theo môi trường, vị trí lắp đặt
 

Nhiệm vụ chính của tủ điện là bảo vệ vật tư thiết bị bên trong khỏi các yếu tố từ môi trường. Đồng thời, nó cũng đảm bảo an toàn cho người vận hành điện khỏi các sự cố giật điện đáng tiếc. Nhiều trường hợp, tủ điện không chỉ dùng cho việc đảm nhận các chức năng vốn có mà còn dùng để mang đến tính thẩm mỹ, đặc biệt là ở những nơi công cộng. Do đó, lựa chọn tủ điện cần đảm bảo yếu tố đẹp mắt và phù hợp với môi trường, vị trí lắp đặt.

Tủ điện trong nhà
 

Loại tủ điện trong nhà thường được làm từ các chất liệu phổ biến như: thép, nhôm, nhựa ABS, composite hay inox tuỳ thuộc vào môi trường khô thoáng hoặc ẩm ướt. Nhiều tủ còn được đục lỗ hay loại bỏ các chốt để lấy ống dẫn hoặc lấy cáp, đầu nối ra bên ngoài được dễ dàng hơn.

Tủ điện ngoài trời
 

Do đặc điểm yêu cầu lắp đặt ngoài trời nên có nhiều loại tủ điện sẽ được sản xuất với cấp độ bảo vệ (IP) rất cao. Điều này giúp cho tủ có thể chống lại nhiều điều kiện thời tiết khác nhau như: mưa, nắng, gió, bụi, độ ẩm, côn trùng... Tủ điện ngoài trời đóng vai trò rất quan trọng đối với sự an toàn cũng như tuổi thọ của hệ thống mạch điện, thiết bị điện ở bên trong tủ.

Khi lựa chọn tủ điện chống thời tiết, người dùng cần lưu ý một vài điểm để có được quyết định đúng đắn như:

  • Đối với tủ lắp đặt ở môi trường ẩm ướt hay có mưa thì nên chọn chỉ số bảo vệ từ IP66 trở lên.
  • Đối với tủ điện lắp đặt ở môi trường khô hay có nhiều bụi thì chỉ cần cấp độ bảo vệ IP65 là phù hợp.
     

Một điều quan trọng mà bạn cần biết khi chọn tủ điện chính là khả năng chống thấm nước tốt. Vì thế, với các yêu cầu lắp đặt tủ điện trong điều kiện phải ngâm lâu trong nước thì cần phải có chỉ số bảo vệ đạt IP68. Nhưng nếu tủ chỉ ngâm tạm thời trong nước thì có thể chọn với chỉ số IP67 là được. Ngoài ra, chọn tủ điện tiện ích cần chú ý đến khả năng chịu nhiệt, chống cháy. Tốt nhất, tủ điện cần chọn với khả năng chịu được nhiệt độ đến 950 độ C và thời gian chống cháy lên đến 3 giờ.

Lợi ích khi sử dụng tủ điện
 

An toàn và tiện ích
 

Đối với việc thiết kế hệ thống điện chất lượng thì không thể không có tủ điện. Đây là giải pháp bảo vệ lý tưởng và phòng ngừa các sự cố điện một cách tốt nhất. Việc lắp đặt tủ điện sẽ giúp đảm bảo an toàn điện khi có sự cố như: hỏa hoạn, lũ lụt hay các sự cố khác xảy ra.

Có nhiều cách thiết kế tủ điện an toàn như:

  • Tủ điện chứa hệ thống quản lý điện cũng như chứa các kết nối điện thay thế. Các thiết bị phổ biến trong tủ điện thường có như: công tắc, thường, công tắc tắt máy, cầu chì...
  • Tủ điện dùng cho việc bảo vệ hệ thống điều khiển có vai trò quan trọng trong mạch điện để tránh tình trạng hư hỏng.
  • Tủ điện cũng được dùng để chứa hệ thống phích cắm giúp việc quản lý kết nối nguồn được tốt nhất.
     

Tiện lợi cho thi công
 

Trong các hệ thống điện của ngành xây dựng thì tủ điện thường được thiết kế với tính năng di động. Nó được hiểu như một hệ thống điều khiển các hoạt động của bảng điều khiển chuyên dụng. Loại tủ này có khả năng giúp hệ thống điện hoạt động trực tiếp từ lưới điện khi kết nối đến máy phát điện. Đây là giải pháp đơn giản để cung cấp hệ thống điện lớn ở mọi vị trí. 

Giải pháp hoàn hảo trong công nghiệp
 

Việc sử dụng tủ điện trong lĩnh vực công nghiệp sẽ đáp ứng được rất nhiều yêu cầu khác nhau. Dù đó là trong công ty, nhà máy hay xưởng sản xuất...thì kể cả khi lắp đặt trong nhà hay ngoài trời, đặc điểm thiết kế của tủ cũng phải đảm bảo mang đến sự bảo vệ an toàn cho hệ thống thiết bị, mạch điện bên trong cũng như sự an toàn cho người vận hành. Ngoài ra, có một điểm quan trọng mà bạn cần phải chú ý khi chọn tủ điệntrong lĩnh vực công nghiệp chính là tính năng bảo mật. Tủ phải đảm bảo giới hạn quyền truy cập, kiểm tra để tránh xự xâm nhập có chủ ý gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động cũng như an toàn của hệ thống điện.

Nhưng lưu ý khi lựa chọn tủ điện công nghiệp
 

Muốn chọn tủ điện công nghiệp thì đầu tiên bạn phải biết được mục đích sử dụng của tủ để làm gì. Ví như, tủ điện để dùng cho tầng nhà máy thì cần chứa gì bên trong để chọn được kích thước, chất liệu, giá đỡ tủ...Ngoài ra, bạn cũng phải chú ý đến các tiện ích đi kèm của tủ như: có chống cháy, chống nước không? Tủ có tính năng di động không?

Thực ra, việc sử dụng tủ điện với mỗi vị trí, lĩnh vực sẽ có nhiều lựa chọn khác nhau. Điều quan trọng là người lựa chọn phải có sự am hiểu về thiết bị này trước khi lựa chọn để đảm bảo có được quyết định đúng đắn, phù hợp với nhu cầu sử dụng.

Mua tủ điện ở đâu?
 

Hiện nay, thị trường có rất nhều địa chỉ cung cấp tủ điện. Thậm chí, các đơn vị cung cấp còn có thể sản xuất tủ điện theo yêu cầu của khách hàng với đa dạng màu sắc, kiểu dáng khác nhau. Điều này giúp đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng của người dùng.

Bài viết liên quan

> Cảm biến quang là gì - Nguyên lý cấu tạo ứng dụng
> Các ứng dụng của tủ điện